• Hệ thống Phòng tiêm chủng SAFPO

Hỏi: Những người suy giảm miễn dịch có nên được tiêm vắc xin không?

( 21/05/2021 )
Trả lời: Ở những người có suy giảm miễn dịch, vắc xin có thể có hiệu quả thấp hơn trong thời kỳ suy giảm miễn dịch. Do đó nên hoãn tiêm vắc xin sống cho đến khi chức năng của hệ miễn dịch được cải thiện. Nếu đã tiêm vắc xin bất hoạt trong thời kì suy giảm miễn dịch thì cần phải tiêm nhắc lại vắc xin này khi hệ miễn dịch được phục hồi. Những người suy giảm miễn dịch thường có nguy cơ cao phản ứng sau tiêm sau khi tiêm vắc xin sống giảm độc lực vì không có khả năng ức chế sự nhân lên của vi rút sống giảm độc lực. Do đó, ở hầu hết những bệnh nhân mắc suy giảm miễn dịch thì không nên tiêm vắc xin sống (sởi-quai bị-rubella, thủy đậu, cúm sống, zoster, sốt vàng, BCG, rota) bởi vì có thể gây biến chứng nặng sau tiêm vắc xin. Ngoại trừ vắc xin cúm bất hoạt, không nên tiêm vắc xin trong thời kỳ dùng thuốc hóa trị liệu và chiếu xạ. Những người bị suy giảm miễn dịch nên tiêm các vắc xin cúm bất hoạt, vắc xin (như là phế cầu, não mô cầu và Hib). Những người trong cùng gia đình và những người có tiếp xúc gần và trực tiếp với những người suy giảm miễn dịch cũng nên được tiêm phòng vắc xin phù hợp theo lịch tiêm như vắc xin sởi, quai bị, rubella, thủy đậu, rota, cúm. Tiêm các vắc xin bất hoạt đều an toàn cho những người bị suy giảm miễn dịch.

Hỏi: Cần phải làm gì khi xảy ra các phản ứng sau tiêm?

( 21/05/2021 )
Trả lời: Mặc dù phản ứng nặng như sốc phản vệ là hiếm gặp nhưng đòi hỏi phải chuẩn bị sẵn sàng về nhân lực, trang thiết bị để đáp ứng xử trí sốc phản vệ. Sốc phản vệ thường bắt đầu vài phút sau khi tiêm vắc xin, cần phải nhận biết sớm và điều trị kịp thời đề ngăn chặn suy tuần hoàn. Cần phải báo cáo tất cả các trường hợp phản ứng sau tiêm vắc xin. Cần áp dụng cách thực hành chuẩn trong thực hành tiêm vắc xin để hạn chế nguy cơ lây truyền bệnh như là làm sạch, khử trùng thuốc tiêm, rửa tay bằng xà phòng trước khi tiêm, sử dụng bơm kim tiêm vô trùng, sử dụng vắc xin theo đúng đường theo qui định: uống, tiêm bao gồm tiêm bắp, tiêm dưới da, tiêm trong da..

Hỏi: Sau khi tiêm vắc xin, thường xảy ra những phản ứng gì?

( 21/05/2021 )
Trả lời: Các phản ứng sau tiêm bao gồm các phản ứng tại chỗ, toàn thân và phản ứng dị ứng. Phản ứng tại chỗ ví dụ như là sưng, đỏ, đau tại chỗ tiêm thường nhẹ và khá phổ biến. Phản ứng toàn thân như sốt thì ít phổ biến hơn. Phản ứng dị ứng nặng như sốc phản vệ thường rất hiếm gặp. Ngất có thể xảy ra sau tiêm vắc xin và phổ biến nhất ở người lớn và người trẻ tuổi.

Hỏi: Bản thân vắc xin có gây ra những phản ứng gì không?

( 21/05/2021 )
Trả lời: Các thành phần trong vắc xin có thể gây dị ứng đối với một số người được tiêm vắc xin. Những phản ứng này có thể là tại chỗ hoặc toàn thân hoặc có thể bao gồm sốc phản vệ. Các phản ứng dị ứng có thể gây ra bởi kháng nguyên vắc xin, bởi các protein từ động vật có trong vắc xin, bởi thuốc kháng sinh, chất bảo quản, chất làm ổn định và các thành phần khác của vắc xin. Thành phần quan trọng nhất gây dị ứng là protein trứng có trong vắc xin sốt vàng, vắc xin cúm bởi vì những vắc xin này được sản xuất trên trứng gà có phôi. Do đó những người có tiền sử dị ứng với trứng thì không nên tiêm vắc xin này. Cần đặc biệt thận trọng khi tiêm vắc xin có chứa gelatin cho những người có tiền sử dị ứng với gelatin. Những người có tiền sử dị ứng với neomycin thì không nên tiêm vắc xin có thành phần chưa neomycin.
Sponsor links (Provided by VIEPortal.net - The web cloud services for enterprises)
Thiết kế web, Thiết kế website, Thiết kế website công ty, Dịch vụ thiết kế website, Dịch vụ thiết kế web tối ưu, Giải pháp portal cổng thông tin, Xây dựng website doanh nghiệp, Dịch vụ web bán hàng trực tuyến, Giải pháp thương mại điện tử, Phần mềm dịch vụ web, Phần mềm quản trị tác nghiệp nội bộ công ty,