• Hệ thống Phòng tiêm chủng SAFPO

Hỏi: Có thể chuyển đổi các vắc xin trong quá trình tiêm vắc xin hay không?

( 21/05/2021 )
Trả lời: Vắc xin của các nhà sản xuất khác nhau thường không giống nhau về thành phần kháng nguyên, nồng độ kháng nguyên, phương pháp sản xuất và các chất bảo quản. Về nguyên tắc không hoán đổi những vắc xin phối hợp của nhà sản xuất khác nhau, tuy nhiên nếu không có vắc xin của cùng nhà sản xuất hoặc không biết rõ mũi tiêm trước của nhà sản xuất nào thì vẫn có thể tiêm vắc xin hiện có. Các vắc xin phối hợp với các thành phần kháng nguyên như nhau của cùng nhà sản xuất có thể được hoán đổi cho nhau. Các loại vắc xin từ các nhà sản xuất khác nhau như vắc xin Hib cộng hợp, VGB, VGA, rota vi rút và não mô cầu tứ giá có thể hoán đổi cho nhau. Ít có bằng chứng bất lợi về tính an toàn, đáp ứng miễn dịch và hiệu quả của vắc xin vô bào phối hợp (DTP) từ các nhà sản xuất khác nhau. Do đó nếu không có sẵn vắc xin DTP của mũi tiêm trước thì bất kì vắc xin DTP nào cũng có thể được sử dụng để hoàn thành lịch tiêm. Nếu đứa trẻ cần tiêm 2 liều vắc xin cúm sống hoặc bất hoạt thì nên tiêm vắc xin cùng loại. Tuy nhiên nếu không sẵn có thì có thể dùng bất kì loại vắc xin nào cho liều tiêm thứ 2. Nhìn chung không nên trì hoãn tiêm vắc xin với lý do là vắc xin của liều trước đây không có sẵn hoặc không rõ ràng.

Hỏi: Có nên tiêm đồng thời các loại vắc xin cùng một lúc không?

( 21/05/2021 )
Trả lời: Ngoại trừ một số trường hợp, tiêm đồng thời các vắc xin sống và bất hoạt đều tạo nên đáp ứng miễn dịch và phản ứng phụ tương đương như tiêm từng loại vắc xin riêng lẻ. Việc tiêm đồng thời tất cả các liều vắc xin theo tuổi được khuyến cáo ở những trẻ không có chống chỉ định tại thời điểm tiêm. Vắc xin MMR và thủy đậu có thể tiêm đồng thời. Vắc xin cúm sống giảm độc lực không ảnh hưởng đến đáp ứng miễn dịch đối với vắc xin thủy đậu và MMR. Tiêm đồng thời vắc xin phế cầu và vắc xin cúm bất hoạt vẫn đạt được đáp ứng miễn dịch tốt mà không gây nên những phản ứng bất lợi, nghiêm trọng. Vắc xin uốn ván, vắc xin bạch hầu liều thấp, vắc xin ho gà vô bào và cúm bất hoạt có thể được tiêm đồng thời. Vắc xin viêm gan B được tiêm đồng thời với vắc xin sốt vàng. Vắc xin sởi và sốt vàng có thể tiêm đồng thời mà không có ảnh hưởng đến đáp ứng miễn dịch của các loại kháng nguyên. Mặc dù không có giới hạn chính xác về số mũi tiêm, những liều tiêm ban đầu nên hạn chế không quá nhiều mũi tiêm trong 1 lần trẻ đến tiêm.

Hỏi: Khoảng cách của các liều vắc xin nên là bao lâu là phù hợp?

( 21/05/2021 )
Trả lời: Vắc xin phải được tiêm theo đúng lịch, đúng khoảng cách giữa các mũi tiêm để bảo đảm hiệu quả bảo vệ tối đa. Khoảng cách giữa các mũi tiêm không được dưới khoảng cách quy định và không được sớm hơn thời điểm tiêm. Tuy nhiên về lâm sàng việc tiêm sớm hơn vài ngày không có ảnh hưởng gì xấu đến đáp ứng miễn dịch nếu liều đầu tiên sớm hơn 5 ngày trước tuổi tiêm thì phải tiêm nhắc lại sau khi trẻ đạt tuổi tiêm theo quy định. Tiêm vắc xin sống phải bảo đảm rằng khoảng cách tối thiểu là 28 ngày. Một số vắc xin như vắc xin bạch hầu, uốn ván có thể gây lên tỷ lệ phản ứng tại chỗ nhiều hơn. Do đó cần phải tuân thủ lịch tiêm chủng để có thể làm giảm các tỷ lệ phản ứng mà không ảnh hưởng đến đáp ứng miễn dịch đối với vắc xin.

Hỏi: Có mấy loại vắc xin phòng bệnh?

( 21/05/2021 )
Trả lời: Hiện nay trên thế giới có hang chục loại vắc xin, tùy thuộc vào cách điều chế biến và sản xuất vắc xin, nhưng có thể được chia làm 4 loại vắc xin chính, tùy thuộc vào cách chế biến và sản xuất vắc xin.
-Vắc xin sống giảm độc lực: Là vắc xin có chứa vi rút sống đã được làm yếu đi để nó không có khả năng gây bệnh được nữa. Vì là vắc xin vi rút sống đã được làm yếu đi, nên nó gây ra miễn dịch gần giống như miễn dịch tự nhiên khi nhiễm trùng. Ví dụ như các vắc xin sởi, quai bị, rubella, thủy đậu. Tuy nhiên vì là vắc xin sống, nên những người bị suy giảm miễn dịch không nên tiêm loại vắc xin này.
-Vắc xin bất hoạt: là vắc xin chế từ vi sinh vật đã bị bất hoạt hay bị giết chết nhưng vẫn giữ tính kháng nguyên. Ví dụ như vắc xin ho gà toàn tế bào.,
-Vắc xin giải độc tố: Là vắc xin chế từ độc tố của vi khuẩản sau khi đã làm mất đi khả năng gây độc của nó nhưng vẫn giữ tính kháng nguyên, ví i dụ như vắc xin giải độc tố uốn ván, vắc xin giải độc tố bạch hầu.
-Vắc xin tiểu đơn vị: là vắc xin chỉ chứa một phần mang tính kháng nguyên của vi sinh vật gây bệnh, sau khi đã loại trừ các phần khác không mang tính kháng nguyên mà có thể gây phản ứng nhiều hơn, ví dụ như vắc xin ho gà vô bào.
Sponsor links (Provided by VIEPortal.net - The web cloud services for enterprises)
Thiết kế web, Thiết kế website, Thiết kế website công ty, Dịch vụ thiết kế website, Dịch vụ thiết kế web tối ưu, Giải pháp portal cổng thông tin, Xây dựng website doanh nghiệp, Dịch vụ web bán hàng trực tuyến, Giải pháp thương mại điện tử, Phần mềm dịch vụ web, Phần mềm quản trị tác nghiệp nội bộ công ty,