Trả lời: Phản ứng sau tiêm có thể do 4 nguyên nhân. Đó là phản ứng do vắc xin, sai sót trong tiêm chủng, trùng hợp ngẫu nhiên với bệnh tật có sẵn của trẻ, và phản ứng do tiêm.
Không có loại vắc-xin nào là tuyệt đối an toàn 100%. Vẫn có một tỷ lệ rất nhỏ có phản ứng nặng sau tiêm. Tiêm vắc xin là đưa vào cơ thể một kháng nguyên để kích thích cơ thể sản sinh miễn dịch chủ động để dự phòng bệnh. Cũng như việc sử dụng thuốc hay thực phẩm, tùy theo cơ địa của từng người mà có thể xảy ra một số phản ứng dị ứng sau tiêm vắc xin. Phản ứng này có thể là nhẹ hay nặng tùy từng trường hợp và tùy loại vắc xin. Những trường hợp phản ứng thông thường như sốt nhẹ, sưng, đau là các biểu hiện hay gặp phải. Tỉ lệ phản ứng nặng, gây nguy hiểm cho tính mạng, phải nhập viện thường rất thấp, ít xảy ra. Phản ứng sốc nặng cũng có thể qua khỏi nếu được điều trị kịp thời và thích hợp. Tuy vậy, cũng có nhiều trường hợp tử vong vì lý do khác như trùng hợp ngẫu nhiên với bệnh lý khác của trẻ tại thời điểm tiêm chủng. Không có loại vắc-xin nào là tuyệt đối an toàn 100%. Vẫn có một tỷ lệ rất nhỏ có phản ứng nặng sau tiêm. Nhưng lợi ích của tiêm chủng là rất lớn, nó dự phòng cho hàng triệu trẻ em khỏi mắc bệnh và tử vong. Trong khi đó nguy cơ tai biến sau tiêm là rất thấp, thường có liên quan đến cơ địa của trẻ. Nếu các cán bộ y tế thực hiện đúng quy định và các bà mẹ thực hiện tốt tư vấn của cán bộ y tế thì có thể giảm được nguy cơ tai biến sau tiêm chủng.