Hỏi: Những trường hợp nào không nên tiêm vắc xin?

Trả lời: Cần phải khám sàng lọc trẻ để phát hiện các chống chỉ định trước khi tiêm vắc xin. Chống chỉ định cho tất cả các vắc xin là khi có tiền sử phản ứng, dị ứng nặng sau khi tiêm 1 liều vắc xin trước đó. Ngoài ra những người có suy giảm miễn dịch nặng thì không được tiêm vắc xin sống. Những trẻ em có biểu hiện viêm não trong vòng 7 ngày sau khi tiêm 1 liều vắc xin trước đó như bạch hầu, ho gà, uốn ván mà không phải do lý do nào khác thì không nên tiêm bổ sung vắc xin có chứa thành phần ho gà. Vì có có nguy cơ về lý thuyết với bào thai nên phụ nữ có thai không nên tiêm vắc xin vi rut sống giảm độc lực. Nhìn chung không nên tiêm vắc xin trong trường hợp có người đó có các vấn đề về sức khỏe. Tuy nhiên, trong một số trường hợp vẫn nên tiêm nếu lợi ích bảo vệ của vắc xin lớn hơn nhiều so với nguy cơ phản ứng sau tiêm. Ví dụ, tiêm vắc xin DPT là cần thiết cho một người ở vùng có dịch ho gà, ngay cả khi người đó đã mắc hội chứng Guillain-Barré sau 1 mũi tiêm trước đó. Các trường hợp bệnh cấp tính, nặng hoặc vừa mà có hoặc không có sốt thì cần phải thận trọng khi tiêm tất cả các loại vắc xin. Các thầy thuốc lâm sàng thường hiểu sai về các bệnh dẫn đến chống chỉ định và thường dẫn đến mất cơ hội trẻ được tiêm chủng vắc xin theo quy định. Những hiểu biết sai phổ biến được coi là chống chỉ định là tiêu chảy, viêm đường hô hấp dưới nhẹ bao gồm viêm tai giữa có hoặc không sốt, phản ứng nhẹ và vừa của những lần tiêm vắc xin trước đây, và giai đoạn hồi phục bệnh cấp tính. Không nên trì hoãn tiêm chủng vì bệnh đường hô hấp nhẹ hoặc là bệnh cấp tính nhẹ hoặc không có sốt, mà chỉ trì hoãn tiêm chủng khi có các biểu hiện bệnh cấp tính nặng và vừa, cần phải được tiêm càng sớm càng tốt sau khi những biểu hiện này không còn nữa.