• Hệ thống Phòng tiêm chủng SAFPO
Hỏi đáp

Hỏi: Nguyên nhân dẫn đến các phản ứng sau tiêm vắc xin là gì?

( 21/05/2021 )
Trả lời: Phản ứng sau tiêm có thể do 4 nguyên nhân. Đó là phản ứng do vắc xin, sai sót trong tiêm chủng, trùng hợp ngẫu nhiên với bệnh tật có sẵn của trẻ, và phản ứng do tiêm.
Không có loại vắc-xin nào là tuyệt đối an toàn 100%. Vẫn có một tỷ lệ rất nhỏ có phản ứng nặng sau tiêm. Tiêm vắc xin là đưa vào cơ thể một kháng nguyên để kích thích cơ thể sản sinh miễn dịch chủ động để dự phòng bệnh. Cũng như việc sử dụng thuốc hay thực phẩm, tùy theo cơ địa của từng người mà có thể xảy ra một số phản ứng dị ứng sau tiêm vắc xin. Phản ứng này có thể là nhẹ hay nặng tùy từng trường hợp và tùy loại vắc xin. Những trường hợp phản ứng thông thường như sốt nhẹ, sưng, đau là các biểu hiện hay gặp phải. Tỉ lệ phản ứng nặng, gây nguy hiểm cho tính mạng, phải nhập viện thường rất thấp, ít xảy ra. Phản ứng sốc nặng cũng có thể qua khỏi nếu được điều trị kịp thời và thích hợp. Tuy vậy, cũng có nhiều trường hợp tử vong vì lý do khác như trùng hợp ngẫu nhiên với bệnh lý khác của trẻ tại thời điểm tiêm chủng. Không có loại vắc-xin nào là tuyệt đối an toàn 100%. Vẫn có một tỷ lệ rất nhỏ có phản ứng nặng sau tiêm. Nhưng lợi ích của tiêm chủng là rất lớn, nó dự phòng cho hàng triệu trẻ em khỏi mắc bệnh và tử vong. Trong khi đó nguy cơ tai biến sau tiêm là rất thấp, thường có liên quan đến cơ địa của trẻ. Nếu các cán bộ y tế thực hiện đúng quy định và các bà mẹ thực hiện tốt tư vấn của cán bộ y tế thì có thể giảm được nguy cơ tai biến sau tiêm chủng.

Hỏi: Vắc xin có an toàn không?

( 21/05/2021 )
Trả lời: Vắc xin là an toàn. Trước khi được cấp phép sử dụng, các vắc xin đã phải trải qua các thử nghiệm nghiêm ngặt trên người để khẳng định hiệu quả và tính an toàn. Sau đó, vắc xin tiếp tục được giám sát và đánh giá tính an toàn và hiệu quả sau khi đưa vào sử dụng. Đồng thời các nhà khoa học cũng thường xuyên thu thập các thông tin từ nhiều nguồn về các phản ứng sau tiêm. Hầu hết các phản ứng sau tiêm của các vắc xin thường nhẹ và tồn tại trong thời gian ngắn. Nguy cơ phản ứng sau tiêm vắc xin là thấp hơn rất nhiều so với nguy cơ mắc bệnh và tử vong do không được tiêm vắc xin.

Hỏi: Những trường hợp nào không nên tiêm vắc xin?

( 21/05/2021 )
Trả lời: Cần phải khám sàng lọc trẻ để phát hiện các chống chỉ định trước khi tiêm vắc xin. Chống chỉ định cho tất cả các vắc xin là khi có tiền sử phản ứng, dị ứng nặng sau khi tiêm 1 liều vắc xin trước đó. Ngoài ra những người có suy giảm miễn dịch nặng thì không được tiêm vắc xin sống. Những trẻ em có biểu hiện viêm não trong vòng 7 ngày sau khi tiêm 1 liều vắc xin trước đó như bạch hầu, ho gà, uốn ván mà không phải do lý do nào khác thì không nên tiêm bổ sung vắc xin có chứa thành phần ho gà. Vì có có nguy cơ về lý thuyết với bào thai nên phụ nữ có thai không nên tiêm vắc xin vi rut sống giảm độc lực. Nhìn chung không nên tiêm vắc xin trong trường hợp có người đó có các vấn đề về sức khỏe. Tuy nhiên, trong một số trường hợp vẫn nên tiêm nếu lợi ích bảo vệ của vắc xin lớn hơn nhiều so với nguy cơ phản ứng sau tiêm. Ví dụ, tiêm vắc xin DPT là cần thiết cho một người ở vùng có dịch ho gà, ngay cả khi người đó đã mắc hội chứng Guillain-Barré sau 1 mũi tiêm trước đó. Các trường hợp bệnh cấp tính, nặng hoặc vừa mà có hoặc không có sốt thì cần phải thận trọng khi tiêm tất cả các loại vắc xin. Các thầy thuốc lâm sàng thường hiểu sai về các bệnh dẫn đến chống chỉ định và thường dẫn đến mất cơ hội trẻ được tiêm chủng vắc xin theo quy định. Những hiểu biết sai phổ biến được coi là chống chỉ định là tiêu chảy, viêm đường hô hấp dưới nhẹ bao gồm viêm tai giữa có hoặc không sốt, phản ứng nhẹ và vừa của những lần tiêm vắc xin trước đây, và giai đoạn hồi phục bệnh cấp tính. Không nên trì hoãn tiêm chủng vì bệnh đường hô hấp nhẹ hoặc là bệnh cấp tính nhẹ hoặc không có sốt, mà chỉ trì hoãn tiêm chủng khi có các biểu hiện bệnh cấp tính nặng và vừa, cần phải được tiêm càng sớm càng tốt sau khi những biểu hiện này không còn nữa.

Hỏi: Nếu không nhớ rõ tiền sử tiêm chủng của trẻ, có nên tiêm lại từ đầu theo đúng lịch tiêm chủng hay không?

( 21/05/2021 )
Trả lời: Trên thực tế nhiều trường hợp những người đến tiêm mà không nhớ tiền sử tiêm chủng trước đó. Về nguyên tắc bằng chứng tiêm chủng trước đó phải được dựa trên hồ sơ sổ sách hoặc phiếu tiêm chủng, tuy nhiên nếu không có bằng chứng này thì cần phải coi người đó có nguy cơ cảm thụ với bệnh và cần phải tiêm vắc xin theo lịch. Có thể sử dụng xét nghiệm để xác định tình trạng miễn dịch nhằm quyết định cho việc tiêm vắc xin đối với các vắc xin như sởi, rubella, VGA và uốn ván. Tuy nhiên những xét nghiệm này thường không đủ nhạy để phát hiện miễn dịch do vắc xin (ngoại trừ vắc xin VGB ở thời điểm 1 -2 tháng sau liều tiêm cuối cùng).

Hỏi: Nếu vì một lý do nào đó mà trẻ đến chậm so với lịch tiêm, thì có nên tiêm nhắc lại từ đầu hay không?

( 21/05/2021 )
Trả lời: Nên cố gắng bảo đảm khoảng cách giữa các mũi tiêm vắc xin nếu có thể được. Tuy nhiên nếu khoảng cách các mũi tiêm lớn hơn theo qui định sẽ không làm giảm nồng độ kháng thể sau khi hoàn thành các mũi tiêm mặc dù hiệu lực bảo vệ có thể không đạt được cho đến khi đủ số liều theo qui định. Ngoại trừ vắc xin thương hàn uống, thì bất kì sự gián đoạn lịch tiêm nào đều không đòi hỏi tiêm lại từ đầu hoặc bổ sung một liều tiêm khác.

Nếu quý khách có bất kỳ thắc mắc hay yêu cầu hỗ trợ nào khác. Vui lòng liên hệ với bộ phận tư vấn của chúng tôi. Ngoài ra Quý khách cũng có thể gửi yêu cầu hỗ trợ bằng cách nhập nội dung vào mẫu bên dưới.

Thông tin liên hệ
Họ và tên:
*
Điện thoại:
*
Email:
*
Câu hỏi:
* Nhập câu hỏi của bạn
Mã kiểm tra:
VIE Portal NG Captcha Image*
Sponsor links (Provided by VIEPortal.net - The web cloud services for enterprises)
Thiết kế web, Thiết kế website, Thiết kế website công ty, Dịch vụ thiết kế website, Dịch vụ thiết kế web tối ưu, Giải pháp portal cổng thông tin, Xây dựng website doanh nghiệp, Dịch vụ web bán hàng trực tuyến, Giải pháp thương mại điện tử, Phần mềm dịch vụ web, Phần mềm quản trị tác nghiệp nội bộ công ty,